Căn cứ theo Nghị Quyết số 38/NQ-HĐND Đắk Lắk ngày 14 tháng 11 năm 2023 nội dung quy hoạch phát triển tỉnh Đắk Lắk 2021-2030 tầm nhìn 2050
Huyện Cư M’gar
Hướng phát triển trọng tâm: Là vùng kinh tế xanh, phát triển bền vững phía Bắc của TP Buôn Ma Thuột. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi giá trị với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là thế mạnh của địa phương; phát triển mạnh chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại; thu hút đầu tư để hình thành một trong những trung tâm chế biến nông lâm sản vùng cao, phát triển theo mô hình đô thị xanh, có hạt nhân là các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ tại Cư M’gar.
Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Cư M’Gar, với diện tích 824,50 km2 (6,33% diện tích cả tỉnh), dân số năm 2020 là 178,8 nghìn người (9,48% dân số cả tỉnh), (NGTK 2020).
Tính chất: Cư M’Gar là vùng huyện phát triển mạnh dựa trên lâm nghiệp, nông nghiêp ứng dụng công nghệ cao; du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Là vùng kinh tế xanh, phát triển bền vững phía Bắc của TP Buôn Ma Thuột.
Các đột phá chính trong ngành nông nghiệp chiến lược phát triển tỉnh Đắk Lắk 2021-2030 tầm nhìn 2050
Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trên cơ sở đổi mới phương thức từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, nước.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp, chú trọng phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; tiến hành khoanh nuôi tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung làm giàu rừng; cải tạo trồng rừng thay thế đối với các diện tích rừng nghèo kiệt, kém chất lượng.
Có chính sách phù hợp phát triển kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng. Tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ bán tín chỉ cacbon.
Phát triển quan hệ sản xuất trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, phát triển các hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác; hình thành chuỗi liên kết giữa người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp; thúc đẩy liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà đầu tư (doanh nghiệp), nhà băng (ngân hàng), nhà khoa học và nhà phân phối.
Đổi mới lưu thông phân phối trên cơ sở xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của Đắk Lắk; đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế; đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm kết nối thị trường.
Thu hút đầu tư, tập trung vào nông nghiệp sinh thái công nghệ cao, công nghiệp chế biến, gắn các hoạt động sản xuất với phát triển du lịch.
Định hướng phát triển
Phát triển trồng trọt theo hướng tập trung, phù hợp với lợi thế của từng tiểu vùng, hình thành các vùng trồng chất lượng với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, kết nối chuỗi giá trị xuất khẩu;
Phát triển các khu nông nghiệp trồng trọt quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến gắn với các khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ;
Quản lí và phát triển rừng bền vững, khuyến khích phát triển rừng sản xuất;
Nâng chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ nông nghiệp;
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư gắn phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn với xây dựng nông thôn mới, giữ vững môi trường sinh thái.
Về tầm nhìn nông nghiệp đến năm 2050
Đến năm 2050, nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk là một nền nông nghiệp sinh thái công nghệ cao, tuần hoàn, đa giá trị liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị trường gắn các hoạt động sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch.
Bộ mặt nông thôn có sự thay đổi lớn, khoảng cách về thu nhập khu vực thành thị với khu vực nông thôn được thu hẹp.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác; hình thành chuỗi liên kết giữa người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp chế biến, siêu thị; liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà đầu tư (doanh nghiệp), nhà băng (ngân hàng), nhà khoa học và nhà phân phối.
Công nghiệp chế biến
– Trong thời kỳ 2021-2030, phát triển theo hướng: Chế biến sâu nông sản, nhất là cà phê, ca cao, sản phẩm chăn nuôi và lâm sản. Công nghiệp chế biến gỗ ván nhân tạo: MDF, HDF.
– Thu hút công nghiệp gia công: giày da, may mặc từ miền Đông Nam Bộ, nhất là khi đường cao tốc số 26 Liên Khương- Buôn Ma Thuột hoàn thành.
– Sản phẩm hiện có lợi thế cạnh tranh: Cà phê nhân chất lượng cao, cà phê bột, cà phê hoà tan; các sản phẩm ca cao, từ mủ cao su; các sản phẩm sản xuất từ hạt ngô, tiêu, ca cao, sản phẩm từ các loại quả như bơ, sầu riêng, chanh leo.
– Nhóm sản phẩm có tiềm năng phát triển: Các sản phẩm từ hạt ca cao, cà phê; sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; gỗ tinh chế, bột giấy và các đồ dùng từ gỗ
Không gian phát triển nông nghiệp:
Tiểu vùng sản xuất nông nghiệp
Phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nông nghiệp, diện tích toàn tỉnh Đắk Lắk được tổ chức thành 5 tiểu vùng trong lĩnh vực trồng trột, như sau:
Bảng: Vùng phát triển nông nghiệp
Tiểu vùng | Khả năng phát triển nông nghiệp | |||
Sinh thái nông nghiệp | Mức độ | Yếu tố hạn chế | Cây trồng có thể phát triển | |
1. Vùng bình nguyên Ea Súp 485.054 ha (37,07% diện tích tự nhiên) |
Trung bình |
– Loại đất – Tầng dầy đất – Khả năng tưới |
– Lúa nước – Cây C/Nghiệp ngắn ngày – Cây dài ngày (điều) |
|
2. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột –Ea H’leo 325.648 ha (16,17% DTTN) |
Cao | – Khả năng tưới | – Cây CNDN(cà phê, cao su, hồ tiêu…) – Cây CN ngắn ngày |
|
3. Vùng cao nguyên M’Đrăk 309.057 ha (15,82%DTTN) |
Trung bình thấp |
– Độ dốc – Tầngdầy đất – Khả năng tưới |
– Cây CNNN (mè,mía…). – Cây dài ngày : ca cao, cao su |
|
4. Vùng thấp trũng Krông Ana-Lắk Buôn trấp 283.453 ha (14,51% DTTN) |
Trung bình |
– Úng ngập – Độ dốc |
Lúa nước – Cây công nghiệp ngắn ngày – Cây công nghiệp dài:cà phê, tiêu… |
|
5. Vùng núi cao Chư Yang Sin. 77.852 ha(3,98%DTTN) |
Rất thấp | – Độ dốc – Tầngdầy đất |
– Lâm nghiệp | |
Bảng: Định hướng phát triển KNNUDCNC tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030
STT | Tên Huyện | Công Trình | Diện tích (ha) |
1 | Huyện Cư M’gar | Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất cây ăn quả và cây công nghiệp | 514 |
2 | Thành phố Buôn Ma Thuột |
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (xã Ea Tu) | 237 |
3 | Thành phố Buôn Ma Thuột |
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (xã Hòa Xuân) | 300 |
4 | Huyện Krông Búk | Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại đội I của Nông trường cao su Chư Kpô (Cty cao su Đắk Lắk) |
242 |